Để đạt được hiệu quả bổ thận tráng dương tốt nhất, cổ nhân thường phối hợp dùng chim sẻ với một sô” vị thuốc và chế biến thành những món ăn – bài thuốc độc đáo như:
Tuy nhiên, điều cần lưu ý là thịt chim sẻ chỉ thích hợp cho những người thể chất thiên về dương hư hoặc mắc các chứng bệnh thuộc thể dương hư biểu hiện bằng các triệu chứng mệt mỏi, sắc mặt nhợt nhạt, sợ lạnh, tay chân lạnh, dễ bị cảm lạnh, hay vã mồ hôi vô cớ, ăn kém, chậm tiêu, đại tiện lỏng nát, suy giảm ham muốn tình dục, liệt dương, xuất tinh sớm, di tinh, lưng đau gốì mỏi, phòng sự hay bị vã mồ hôi và toát lạnh…
Những người thể chất thiên về âm hư, hoặc mắc các chứng bệnh rối loạn tình dục thuộc thể âm hư hỏa vượng: người gầy, nóng trong, mặt đỏ, lòng bàn tay và bàn chân nóng, trong ngực rạo rực không yên, hay có cảm giác sốt nóng về chiều, đổ mồ hôi trộm, miệng khô họng khát, hay hoa mắt chóng mặt, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ, chất lưỡi đỏ… thì không nên ăn thịt chim sẻ.
Theo kinh nghiệm, vào mùa xuân và hạ không nên ăn thịt chim sẻ cùng gan lợn và cũng không nên ăn cùng với đồ biển trong cả bốn mùa.
Các loại thuốc bổ thận tráng dương dễ kiếm. Tắc kè được xem là bổ ngang với nhân sâm; vị mặn, tính ôn, có tác dụng chữa hen suyễn, lao phổi, bổ thận, tráng dương, cường tinh. Đuôi tắc kè là bộ phận quý nhất.
Các nghiên cứu cho thấy, đuôi tắc kè chứa nhiều chất béo với một tinh thể đặc biệt chưa rõ hoạt chất.
Động vật này cũng có nhiều axit amin, giúp chông mệt mỏi. Thuốc chế từ tắc kè có thể chống vi khuẩn gram dương và gram âm; không gây dị ứng, kích thích sự tăng trưởng, tăng hồng cầu, tăng huyết sắc tô” và không ảnh hưởng tới hệ bạch cầu.
Kinh nghiệm dân gian giúp thử để biết tắc kè thật hay dởm: đem nướng vàng tắc kè, giã nhỏ, ngậm một ít vào lưỡi, chạy một quãng đường không phải thở mệt thì đó là tắc kè thật.
Chế biến và sử dụng: Tắc kè được mổ bụng, bỏ hết ruột, dùng que căng hai chân trước, 2 chân sau và 1 que xuyên suốt từ đầu đến đuôi, đem phơi hoặc sâ”y khô. Đuôi được quân chặt bằng giây bản để bảo vệ. Khi dùng bỏ mắt, chặt 4 bàn chân, sâ”y thật khô, tán nhỏ viên thành hoàn hoặc đem ngâm rượu. Mỗi ngày dùng 3-4 g. Trong sinh hoạt tình dục, tắc kè giúp kéo dài, chống hoạt tinh và chông mệt mỏi.
Sông chủ yếu ở nước mặn, có đầu giống đầu ngựa, thân dài 15-20 cm, có khi tới 30 cm, có nhiều màu khác nhau nhưng theo kinh nghiệm dân gian thì trắng và vàng tốt hơn cả. Ở Trung Quốc, cá ngựa được xem là loại thuốc quý, kích dục cho nam giới (bổ thận, tráng dương). Đối với nữ, nó chữa đau bụng, suy mòn, thiếu máu sau sinh đẻ và có tác dụng đôi với những người đẻ khó.
Theo y học cổ truyền, cá ngựa tính ôn, vị ngọt, không độc, có tác dụng bồi bổ cơ thể, dễ dùng. Ngày dùng 4-12 g dưới dạng thuốc sắc hoặc bột, chia làm 3 lần, mỗi lần 1-3 g chiêu với rượu.
Sau khi bỏ ruột, uốn đuôi cho cong đem phơi hoặc sấy khô, người ta thường buộc thành cặp 2 con, xem đó là một đực và một cái; nhưng thực ra là không đúng vì không phân biệt được đực hay cái.