3

Nguyên liệu và cách chế biến các món ăn tốt cho thận

Cùng vào bếp với nauan.com.vn thực hiện Nguyên liệu và cách chế biến các món ăn tốt cho thận

Hoa súng: Vị thuốc bổ thận, an thần

Hoa súng, tên khác là củ súng, súng lam, là một cây thảo sống ở nước trong các ao hồ, đồng chiêm trũng, kênh rạch. Thân rễ ngắn mang nhiều củ nhỏ. Mùa hoa súng vào tháng 5-6.

Theo kinh nghiệm dân gian, hoa súng thu hái khi mới nở, dùng tươi hay phơi khô, 15-30g sắc với 200ml nước còn 50ml, uống làm 1 lần trong ngày để an thần chữa mất ngủ. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác theo công thức sau: hoa súng 15g, tâm sen lOg, hoa nhài lOg. Tất cả sấy khô, tán nhỏ, hãm uống làm 2 lần trong ngày.

Để chữa viêm bàng quang, đái rắt, dùng hoa súng 15g, râu ngô 15g, rễ cỏ tranh lOg, rau má lũg, diếp cá lũg, sắc lấy nước đặc uống làm 2 lần.

1

Từ lâu, những người làm thuốc y học cổ truyền đã dùng rễ hoa súng thay thế khiếm thực, là một vị thuốc Bắc. Dược liệu là những củ nhỏ mọc bám xung quanh thân rễ, có vị ngọt nhạt, bùi hơi béo, tính mát, không độc, có tác dụng đối với các chứng bệnh do thận hư thần kinh suy nhược, mộng tinh, di tinh, hoạt tinh, đau lưng, ù tai, viêm ruột mạn tính, phụ nữ khí hư, trẻ em đái dầm. Cách dùng như sau: Rễ hoa súng thu hoạch về, cạo bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô, rồi sao qua. Quả kim anh cạo hết gai, bổ đôi, nạo sạch hạt và lông, sao vàng. Lấy mỗi thứ 15g tán nhỏ, rây bột mịn hoặc trộn với mật ong làm viên. Mỗi ngày uống 10-20g, chia làm 2 lần.

 

Có thể dùng đơn thuốc bổ thận gồm rễ củ súng 40g, thục địa 40g, thạch hộc 30g, hoài sơn 30g, táo nhân 20g, tỳ giải hoặc thổ phục linh 20g. Thục địa thái mỏng, chưng cách thủy cho mềm, tán nhuyễn. Các dược liệu khác phơi khô, sao vàng, tán bột mịn, rồi trộn với thục địa và mật ong làm thành viên. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g.

Hoặc rễ hoa súng 20g, ba kích, cẩu tích, tỳ giải (tẩm rượu sao), hà thủ ô (chế với đậu đen), ngưu tất, mỗi vị 12g, sắc với 400ml nước còn lOOml, uống làm 2 lần trong ngày.

 

Trong dân gian, rễ hoa súng nấu chè ăn có tác dụng giải cảm, nhất là cảm nắng. Rễ hoa súng phơi khô, nấu với nước 2 lần, rồi cô thành cao, thêm đường làm sirô uống để chữa ho, rát cổ, sốt cao.

Nhộng tằm xào hoa hẹ: Bài thuốc bổ thận

Nhộng tằm và hoa hẹ là hai món ăn ngon và thường được sử dụng trong bữa ăn hằng ngày.

Nhộng tằm nằm trong kén tằm. Sau khi kéo lấy tơ, người ta lấy con nhộng trong vỏ kén. Nhộng tằm lấy ra ăn ngay rất ngon. Nhộng tằm là giai đoạn chuẩn bị để biến thành bướm tằm đẻ trứng, vì thế có nhiều chất bổ dưỡng. Theo Đông y, nhộng tằm có nguyên khí đầy đủ và thận khí vượng. Nhộng tằm dùng để trị suy nhược cơ thể, già yếu, liệt dương…

Cây hẹ có tên là cửu thái, tên khoa học là Allium odorun. Thông thường, người ta dùng lá hẹ làm đồ gia vị. Hoa hẹ có ít nhưng làm thuốc tốt hơn. Hoa hẹ có các tính trị liệu sau:

Giúp bổ thận, dùng để trị mộng tinh, khí hư, đau bụng kinh, đau lưng, mỏi gối, đau hai bên hông, nhức nhối trong chân, lạnh chân; tốt cho tiêu hóa; bổ phổi, tiêu đờm; tốt cho các bệnh nhân tiểu són, đi tiểu nhiều lần.

Khi kết hợp hai món ăn này với nhau sẽ có tác dụng tốt cho sức khỏe, cả hai đều có tính bồi bổ làm thận ấm. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu món ăn làm từ nhộng tằm và hẹ.

 

Nguyên liệu:

Nhộng tằm 200g, hoa hẹ lOg, nước mắm, dầu ăn (mỡ) vừa đủ.

Chế biến:

Nhộng tằm rửa sạch cho vào nồi, cho nước mắm vừa đủ, đun nhỏ lửa cho tới khi khô, cho dầu ăn

vào, bật to lửa và cho hoa hẹ đã rửa sạch vào. Sau đó bắc ra ăn ngay.

Đây là bài thuốc bổ thận rất tốt, dễ kiếm và rẻ tiền

Chim sẻ với bài thuốc bổ thận tráng dương

Chim sẻ đặc biệt tốt đối với người cao tuổi thận khí suy nhược, lưng đau gối mỏi, tiểu tiện nhiều lần về đêm, phụ nữ sau sinh mỏi mệt, đau lưng, khí hư, nam giới liệt dương, suy giảm khả năng tình dục.

Tiết chim sẻ vị ngọt, tính ấm, có công dụng dưỡng âm, bổ huyết, cường dương, được dùng cho những người yếu mệt, yếu sinh lý, hay hoa mắt chóng mặt, nhức đầu do thiếu máu và suy nhược.

Trứng chim sẻ ngọt mặn, tính ấm, có công dụng bổ thận tráng dương, ích tinh tủy và làm sáng mắt, được dùng cho nam giới liệt dương, thiểu tinh, thận lạnh, nữ giới huyết khô, băng lậu, đới hạ. Chim sẻ có thể được chế biến bằng nhiều hình thức như quay, rán, nướng, nấu cháo, ngâm rượu…

Continue reading

1
NEXT

Những món ăn bổ thận tráng dương

Để đạt được hiệu quả bổ thận tráng dương tốt nhất, cổ nhân thường phối hợp dùng chim sẻ với một sô” vị thuốc và chế biến thành những món ăn – bài thuốc độc đáo như: Chim sẻ 5 […]
images
PREVIOUS

Nguyên liệu và cách chế biến các món ăn bài thuốc

Cùng vào bếp với nauan.com.vn thực hiện  Nguyên liệu và cách chế biến các món ăn bài thuốc Món ăn bổ thận từ ngọc dương Ngọc dương là một nguyên liệu phục vụ đắc lực cho việc chữa trị chứng […]

Our newsletter

Subscribe to our weekly newsletter & keep up with our latest recipes and organized workshops. You can unsubscribe at any time.

[contact-form-7 id=”2487″ title=”Email subscription – Tiny”]

You may also like these too

Hey! I’m Kathy

Come join me in my culinary adventures where we’ll be using simple, fresh ingredients and transforming them into sophisticated and elegant meals for the everyday home cook.

Popular now

Trending now